Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2017

Hàng tỷ USD bất động sản đang "chôn" trong nợ xấu

Dư nợ cho vay BĐS mỗi năm ước tính khoảng 500.000 tỷ đồng, chiếm 10% tổng dư nợ của nền kinh tế. Tỷ lệ nợ xấu trực tiếp trong lĩnh vực này không lớn, song hầu hết các khoản nợ xấu hiện nay đều có tài sản đảm bảo băng bất động sản.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, chủ tịch hội đồng thành viên VAMC cho hay, Tính từ khi vào hoạt động đến nay, VAMC đã mua vào khoảng 228.000 tỷ đồng nợ xấu, tức khoảng 10 tỷ USD. Thống kê của VAMC cho thấy hầu hết các khoản nợ xấu mà VAMC mua về đều có tiềm năng thu nợ khá cao: 100% có tài sản đảm bảo, trong đó có gần 64% khoản nợ có tài sản đảm bảo bằng bất động sản (khoảng 6.4 tỷ USD).

no-xau-bat-dong-san


Ngoài ra, trong số hơn 5 triệu tỷ đồng tín dụng của toàn nền kinh tế hiện nay, số nợ xấu cũng vào khoảng 6 tỷ USD, trong số này , nợ xấu được đảm bảo bắng bất động sản chiếm khoảng 65-70%. Có nghĩa, tổng cộng số nợ xấu được đảm bảo bằng bất động sản nằm trong các ngân hàng và VAMC đang ở mức khoảng 10 tỷ USD. Lượng hàng này cũng khá dồi dào, đảm bảo nguồn cung cho thị trường mua bán nợ vận hành, phát triển. Do có tính thanh khoản cao nếu được bung ra thị trường, đây là những món hàng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Theo VAMC, kể từ khi thành lập đến nay, VAMC đã tiếp xúc với 52 nhà đầu tư trong đó có 35 nhà đầu tư quốc tế, 17 nhà đầu tư trong nước. Đến nay, VAMC đã ký kết bảo mật thông tin với 13 nhà đầu tư quốc tế và 6 nhà đầu tư trong nước.Một số nhà đầu tư đã ký kết bảo mật thông tin với VAMC  là IFC, Standard Chartered  Bank, Jadara Capital, Seven Seas Holding, Blackriver Asset Management, GIC, Yamaichi Securities, Vinacapital, VIC,...

Mặc dù có rất đông nhà đầu tư quan tâm và nhảy vào tìm hiểu , song đến nay, nợ thu về từ bán tài sản đảm bảo lạt đạt rất thấp chỉ gần 11.000 tỷ đồng.

Trao đổi với phóng viên báo đầu tư , TS. Lê Xuân Nghĩa , viện trưởng viện nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI) cho hay :"theo thông tin mà tôi biết , đến nay vẫn có nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn mua nợ xấu Việt nam. Điều họ đang trông đợi là cơ chế , thủ tục nhanh gọn, giá cả thỏa đáng và tỷ lệ sỡ hữu cổ phần cao hơn".

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng khẳng định nợ xấu Việt Nam vẫn hấp dẫn với nhà đầu tư nhất là các khoản nợ xấu liên quan đến bất động sản. Tuy nhiên, những vướng mắc về pháp lý như quyền sỡ hữu và quyền tài sản , chuyển đổi sỡ hữu,... đang trở thành rào cản rất lớn đối với các nhà đầu tư, khiến việc giải phóng nợ xấu bất động sản vẫn đang dậm chân tại chỗ.

"Những rào cản về quyền định đoạt tài sản bằng bất động sản cần phải có những thay đổi thực sự có ý nghĩa. Nếu khung khổ pháp lý còn chưa đầy đủ và rối rắm, thì chắc chắn nhà đầu tư cả nội lẫn ngoại vẫn sẽ đứng ngoài cuộc", chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành khuyến cáo.



Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More